Dịch vụ

TƯ VẤN GỬI HÀNG

TƯ VẤN GỬI HÀNG

Người gửi hàng cần phải tìm hiểu các hướng dẫn và quy định đối với các mặt hàng đang có nhu cầu vận chuyển để đảm bảo tất cả các lô hàng được vận chuyển một cách an toàn tới điểm đến.

Các loại chứng từ cần chuẩn bị sẵn sàng

Nhãn – Vận đơn lô hàng

Nhãn vận chuyển hay Vận đơn lô hàng cần bao gồm tất cả thông tin cần thiết để đảm bảo lô hàng được vận chuyển tới điểm đến nhanh chóng:

  • Địa chỉ và thông tin liên hệ của người gửi và người nhận
  • Mô tả chi tiết đầy đủ về nội dung lô hàng – hàng hóa là gì và số lượng của mỗi loại hàng hóa
  • Số lượng gói hàng/kiện hàng trong lô hàng
  • Tổng trọng lượng của lô hàng và kích thước

Chứng từ Hải quan đối với lô hàng xuất/nhập khẩu

Thông tin chi tiết của Hóa đơn hải quan (Hóa đơn thương mại/ Hóa đơn chiếu lệ) được cung cấp bởi người gửi hàng và được sử dụng để khai báo thông tin có liên quan đến cơ quan hải quan với mục đích thông quan.

Các thông tin chi tiết này hỗ trợ cho cơ quan hải quan trong việc đánh giá và xác định các loại thuế và phí được áp dụng, tiến hành đánh giá rủi ro và các thủ tục liên quan khác.

Các mặt hàng bị cấm và hạn chế

Các mặt hàng không được chấp nhận vận chuyển trong mọi trường hợp

  • Động vật sống (bao gồm nhưng không giới hạn: động vật có vú, bò sát, cá, động vật không xương sống, động vật lưỡng cư, côn trùng hoặc chim)
  • Chiến lợi phẩm săn bắn (động vật), các bộ phận của động vật như ngà voi và vây cá mập, hài cốt động vật, phụ phẩm động vật hoặc các sản phẩm có nguồn gốc không dành cho con người tiêu thụ sẽ vị cấm vận chuyển theo Công ước CITIES hoặc luật pháp địa phương
  • Thi thể hoặc tro cốt dưới mọi hình thức
  • Bullion (of any precious metal)
  • Tiền mặt (đồng tiền hợp pháp hiện hành như tiền giấy, tiền xu)
  • Đá quý và đá bán quý  (đã cắt hoặc chưa cắt, đánh bóng hoặc chưa đánh bóng)
  • Súng cầm tay, đạn dược, chất nổ, thiết bị nổ, bao gồm cả chất nổ trơ hoặc mẫu thử, súng hơi, bản mô phỏng hoặc bản sao của súng cầm tay hoặc đạn dược
  • Hàng hóa bất hợp pháp, như chất cấm, bao gồm nhưng không giới hạn: các chất kích thích gây nghiện, chất gây trầm cảm hoặc chất gây ảo giác. Cần sa hoặc các dẫn xuất từ chúng

Các mặt hàng hạn chế vận chuyển

  • Thuốc lá điếu, xì gà, các sản phẩm thuốc lá và thuốc lá điện tử hoặc phụ kiện với giá trị cao. Thuốc lá điện tử và các phụ kiện cần có sự kiểm tra và xác nhận của DNH Cargo.
  • Hàng hóa nguy hiểm/độc hại bao gồm nhưng không giới hạn: nước hoa, sản phẩm dưỡng da sau khi cạo râu, bình xịt, chất dễ cháy, đá khô, chất sinh học, hàng hóa nguy hiểm theo phân loại UN, và bất kỳ hàng hóa nào được chỉ định tương tự theo quy định của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (“IATA”), Hiệp định về Hàng hóa Nguy hiểm vận chuyển bằng Đường bộ (“ADR”) hoặc Hàng hóa Nguy hiểm Hàng hải Quốc tế (“IMDG”)
  • Chiến lợi phẩm săn bắn (động vật) và da động vật không dành cho người tiêu thụ được bao gồm trong Phụ lục II và Phụ lục III của Công ước CITES (Công ước về Buôn bán Quốc tế các Loài Động, Thực vật Hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng).
  • Súng đồ chơi, các bộ phận súng cầm tay, các bộ phận đạn dược, Súng bắn điện hoặc các vật phẩm quân sự được kiểm soát. Các phụ kiện đính kèm của súng, chẳng hạn như giá đỡ, ống ngắm, tầm nhìn ban đêm, báng súng, bộ phận giảm thanh, đèn pin, băng đạn hoặc kẹp, bộ hãm đèn nháy và thiết bị giảm dấu hiệu.
Hàng hóa nguy hiểm

Hàng hóa Nguy hiểm

Hàng hóa nguy hiểm là bất kỳ chất hoặc vật liệu nào có khả năng gây rủi ro đối với sức khỏe, sự an toàn và tài sản. Nhận dạng hàng hóa nguy hiểm là bước đầu tiên để giảm rủi ro do sản phẩm gây ra bằng cách đóng gói, giao tiếp, xử lý và lưu trữ thích hợp.

  • Chất phóng xạ
  • Chất dễ cháy
  • Chất nổ
  • Chất ăn mòn
  • Chất độc
  • Chất oxy hóa
  • Hàng hóa mang mầm bệnh truyền nhiễm
  • Các vật liệu khác được quy định
Thiết bị điện tử, nước hoa và ngay cả hương liệu thực phẩm có thể được phân loại là Hàng hóa Nguy hiểm. Một số nguyên liệu hoặc hóa chất có thể có các đặc điểm khiến các loại hàng hóa này có thể gây nguy hiểm trong những trường hợp cụ thể. Bảng Thông tin An toàn của Vật liệu hoặc Bảng hướng dẫn An toàn từ nhà sản xuất cung cấp thông tin để xác định phân loại nội dung hàng hóa.
 

Các loại hàng hóa được phân loại là Hàng nguy hiểm đủ điều kiện để vận chuyển và tuân thủ theo quy định:

  • IATA đối với tất cả các dịch vụ vận chuyển qua đường Hàng không
  • Luật pháp quốc gia hiện hành khác, tùy thuộc vào xuất xứ, địa điểm quá cảnh và đích đến của lô hàng
Cách thức xử lý hàng hóa

Hàng được vận chuyển qua đường Hàng không

  • Không gửi các loại hàng hóa nguy hiểm.
  • Kích thước 3 chiều tương ứng (Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao) không được vượt quá kích thước quy định của các hãng hàng không.

Hàng thực phẩm, hàng tươi sống

  • Áp dụng theo giá của dịch vụ Khẩn cấp.
  • Người gửi hàng cung cấp “Giấy chứng nhận kiểm dịch” do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp và đang trong thời gian còn hiệu lực.
  • Hàng hóa cần đóng thùng xốp, đảm bảo nhiệt độ đúng tiêu chuẩn trong suốt quá trình vận chuyển. và không bảo quản bằng đá khô.

Hàng giá trị cao

  • Nhóm hàng giá trị bao gồm: Điện thoại, Máy tính xách tay, Sim, Thẻ điện thoại, Linh kiện điện tử, Hàng thời trang cao cấp…
  • Nhân viên căn cứ vào giá trị hàng khách khai báo để tính giá cước vận chuyển dành riêng cho hàng giá trị cao.

Xử lý gửi Hàng hóa chất, chất lỏng cho vận chuyền đường bộ

  • Khách hàng cần đóng gỗ, xốp hoặc sử dụng dịch vụ đóng gói của DNH Cargo để đảm bảo an toàn hàng hoá trong quá trình vận chuyển.
  • DNH Cargo sẽ thu thêm 20% phí trên tổng cước vận chuyển.Phí này được hiểu là phí xử lý hàng hoá là chất lỏng, hóa chất, không phải phí bảo hiểm hay phí đóng gói.

Xử lý gửi Hàng dễ vỡ

  • Khách hàng phải đóng kiện gỗ, kiện xốp đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Lô hàng của bạn sẽ được chuyển giao trong tình trạng tốt nhất với các giải pháp đóng gói của chúng tôi. Trước khi chuẩn bị đóng gói cho một lô hàng bất kỳ, bạn nên cân nhắc những vấn đề cơ bản như nội dung, kích cỡ, vật liệu, tem nhãn để không phát sinh các chi phí ngoài ý muốn.

KÍCH CỠ

Hãy cân nhắc kích cỡ phù hợp dựa vào nội dung của lô hàng. Các thùng hàng được chứa quá nhiều có thể sẽ bị biến dạng (bể, vỡ, nứt) trong quá trình vận chuyển.

VẬT LIỆU ĐÓNG GÓI

Để vận chuyển hàng hóa của bạn an toàn, bao bì phải phù hợp với trọng lượng của bưu kiện. Thùng hàng carton có nhiều kích cỡ từ hình dáng đa dạng đến phổ thông dễ dàng gia cố và bảo vệ. Thùng gỗ (kiện gỗ) chuyên dụng chứa các mặt hàng nặng hoặc cần bảo vệ cao hơn đối với thiết bị điện tử có giá trị cao. 

ĐÓNG GÓI KIỆN HÀNG CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT

Cần đóng gói đúng cách cho các bưu kiện có hình dạng đặc biệt để an toàn trong quá trình vận chuyển tới điểm đến.

  • Đối với các mặt hàng mẫu vải, bản vẽ hay các mẫu giấy có diện tích lớn bạn hãy gói hàng ở dạng cuộn và đặt trong thùng có lớp đệm bao quanh để tăng độ an toàn.
  • Dùng các mẫu giấy cứng bao quanh các bề mặt hàng là kim loại và đặt thêm một lớp bìa cứng ở các góc, cạnh sắc để bảo vệ.

TEM NHÃN

Tất cả nhãn vận chuyển bưu kiện có liên quan (nhãn bưu kiện DNH, nhãn dán địa chỉ công ty) phải được dán lên bề mặt trên cùng (lớn nhất) của bưu kiện – nếu có thể, hãy dán cạnh nhau và không chồng lên nhau. Vui lòng đảm bảo rằng nhãn bưu kiện DNH không bị che phủ bởi dây đóng gói hoặc nhãn hiệu hoặc bị che khuất bởi các nhãn vận chuyển cũ.

Các ký hiệu chú ý phải được thể hiện rõ như mũi tên, dễ vỡ, .. để dễ nhận biết và tăng độ an toàn.

Tìm hiểu cách chúng tôi giúp bạn trong quá trình thông quan hàng hóa. Xem hướng dẫn các loại thuế và phí khi vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới

Thủ tục hải quan và Quy trình

Trong quá trình xuất nhập khẩu, khai báo hải quan là một trong những công việc bắt buộc và vô cùng quan trọng. Vậy quy trình thực hiện thủ tục hải quan là gì? Hồ sơ cần chuẩn bị thế nào? Ngay sau đây, hãy cùng DNH Cargo tìm hiểu các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan.

1. Thủ tục hải quan là gì?

Thủ tục hải quan là các công việc và biện pháp cần thiết để đảm bảo hàng hóa và phương tiện vận tải được xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới hợp pháp và an toàn.

Thủ tục hải quan thường bao gồm việc kiểm tra, xác minh thông tin, thu thuế hải quan… nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định hải quan và bảo vệ lợi ích của quốc gia và người dân.

2. Mục đích của việc khai báo hải quan 

Mục đích chính của việc khai báo hải quan là cung cấp thông tin chính xác và chi tiết về hàng hóa và giao thông vận tải liên quan trong quá trình nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Cụ thể: 

  • Kiểm soát hàng hóa: Thông qua khai báo hải quan, cơ quan hải quan có khả năng kiểm tra và kiểm soát hàng hóa để đảm bảo các quy định hải quan theo quy định của pháp luật
  • Xác định thuế hải quan: Xác định mức thuế hải quan và phí áp dụng cho hàng hóa, giúp quốc gia thu được thuế hợp pháp từ các giao dịch nhập khẩu và xuất khẩu.
  • Đối chiếu thông tin: Giúp người nhập khẩu hoặc xuất khẩu xác minh thông tin về hàng hóa, giá trị và xuất xứ.
  • Quản lý thương mại: Khai báo hải quan là một phần của quá trình quản lý thương mại, đảm bảo giao dịch thương mại được thực hiện theo quy định và quy tắc thương mại quốc gia.
  • Đảm bảo an ninh quốc gia: Các thông tin từ khai báo hải quan được sử dụng để kiểm tra và đảm bảo an ninh quốc gia, ngăn chặn hàng hóa nguy hiểm hoặc không phù hợp được vận chuyển qua biên giới.

3. Quy trình làm thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan là quy trình phức tạp mà người nhập khẩu và xuất khẩu phải tuân thủ khi chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia. Dưới đây là các bước chính của thủ tục hải quan:

Bước 1: Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ hải quan

  • Người nhập khẩu hoặc xuất khẩu phải điền tờ khai hải quan, cung cấp thông tin về hàng hóa, giá trị, và các chi tiết khác cần thiết. Thông tin này sẽ được sử dụng để xác định thuế hải quan và kiểm tra tuân thủ quy định.
  • Phải nộp và xuất trình đầy đủ các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, chẳng hạn như chứng từ về nguồn gốc và xuất xứ của hàng hóa.

Bước 2: Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm kiểm tra

  • Hàng hóa và phương tiện vận tải phải được đưa đến địa điểm hải quan đã quy định để kiểm tra thực tế. Tại đây, hải quan có thể thực hiện kiểm tra về chất lượng, định lượng và kiểm tra an ninh.

Bước 3: Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác

  • Người nhập khẩu hoặc xuất khẩu phải nộp thuế hải quan dựa trên thông tin trong tờ khai hải quan và giá trị hàng hóa. Ngoài thuế hải quan, phải nộp các khoản phí và lệ phí khác liên quan đến hàng hóa và quá trình nhập khẩu hoặc xuất khẩu (nếu có).
  • Nếu có bất kỳ vi phạm nào hoặc không tuân thủ đầy đủ các quy định hải quan, người khai báo có thể phải thực hiện các biện pháp sửa lỗi hoặc đền bù tài chính theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, quy trình thủ tục hải quan có thể thay đổi tùy theo quốc gia và loại hàng hóa. Vì vậy, cần phải tìm hiểu kỹ để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. 

4. Hồ sơ thủ tục hải quan bao gồm những gì? 

Hồ sơ hải quan là tập hợp các tài liệu và thông tin cần thiết để thực hiện thủ tục hải quan khi nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa. Hồ sơ hải quan bao gồm:

  • Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan: Đây là tài liệu mô tả chi tiết về hàng hóa, giá trị, và các thông tin khác liên quan. Tờ khai hải quan có thể là giấy tờ giấy hoặc điện tử.
  • Chứng từ có liên quan: Bao gồm các tài liệu như hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép xuất nhập khẩu và các văn bản khác liên quan đến hàng hóa.

Chứng từ trong hồ sơ hải quan có thể là tài liệu giấy hoặc tài liệu điện tử. Tài liệu điện tử phải tuân thủ các quy định về tính toàn vẹn và định dạng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Thuế và phí

Thuế và phí cho Người gửi

Phí hải quan

Tất cả các loại lô hàng (bao gồm quà tặng, hàng mẫu và hàng cần sửa chữa) đều trải qua quá trình thông quan nhập khẩu theo quy định của hải quan tại nước đến. Lô hàng được thông quan dựa trên loại hàng hóa, nước xuất xứ, giá trị và số lượng. Lô hàng chịu thuế là lô hàng bị đánh thuế hải quan, một thuế suất hoặc thuế áp lên hàng hóa khi vận chuyển qua biên giới quốc tế.

Để hỗ trợ việc tính toán này, hàng hóa được cung cấp một mã phân loại được gọi là mã HS, nhằm xác định mức thuế suất áp dụng. 

Thuế

Thuế áp dụng với hàng hóa khi hàng hóa được vận chuyển qua các địa giới hành chính. Thuế thường gắn liền với bảo hộ, chính sách kinh tế cấm vận thương mại giữa các quốc gia. Thuế thường áp dụng lên hàng hóa nhập khẩu, mặc dù đôi khi cũng có thể áp dụng lên hàng hóa xuất khẩu.

 

Thuế và phí cho Người nhận

Có hai phương án nộp cho các cơ quan chức năng:

Phương án đầu tiên là người nhận nộp trực tiếp cho các cơ quan chức năng mọi khoản thuế hải quan và thuế, thường là vào thời điểm nhập khẩu. Tùy theo thủ tục doanh thu và loại khai báo ở quốc gia/vùng lãnh thổ nhập, việc nộp có thể bị hoãn hoặc trì hoãn tại một số quốc gia/vùng lãnh thổ. Thuế hải quan phải được nộp cho các cơ quan chức năng tại thời điểm nhập khẩu, ngoại trừ các thủ tục đặc biệt được ủy quyền của hải quan.

Phương án thứ hai là chúng tôi thay mặt người nhận nộp thuế hải quan và thuế cho các cơ quan chức năng. Sau đó, chúng tôi sẽ lập hóa đơn khoản thanh toán này bao gồm khoản trả trước/khoản giải ngân/phí dịch vụ xử lý cho người nhận.

Điền khoản thương mại - Incoterms® 2020

INCOTERMS là những điều khoản thiết yếu trong hoạt động thương mại quốc tế, nó qui định chi tiết trách nhiệm của người bán, người mua và thời điểm chuyển giao rủi ro giữa người mua và người bán.

Incoterms 2020 có 11 điều kiện giao hàng, chia thành 2 nhóm và được tóm tắt như sau:

Nhóm I: Áp dụng cho tất cả các phương thức vận tải

  • EXW (Ex Works: Giao hàng tại xưởng)
  • FCA (Free Carrier: Giao cho người chuyên chở)
  • CPT (Carriage Paid To: Cước phí trả tới)
  • CIP (Carriage & Insurance Paid To: Cước phí và bảo hiểm trả tới)
  • DAP (Delivered At Place: Giao tại địa điểm)
  • DPU (Delivery at Place Unloaded: Giao tại địa điểm đã dỡ hàng)
  • DDP (Delivered Duty Paid: Giao đã trả thuế)

Nhóm II: Áp dụng riêng trong vận tải biển và đường thủy nội địa

  • FAS (Free Along Side Ship: Giao dọc mạn tàu)
  • FOB (Free On Board: Giao hàng trên tàu)
  • CFR (Cost and Freight: Tiền hàng và cước phí)
  • CIF (Cost, Insurance & Freight: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí)

FAQs

Bạn có thắc mắc và cần câu trả lời ?

Tìm hiểu thông tin một cách bao quát và nhanh chóng từ các câu hỏi thường gặp của chúng tôi.

Xem các câu hỏi thường gặp

DNH Pickup

Khi bạn đặt dịch vụ, chúng tôi sẽ đến nhận bưu kiện tại địa chỉ bạn yêu cầu hoặc bạn sẽ mang bưu kiện của mình đến điểm nhận hàng và bàn giao cho nhân viên chúng tôi.

Chúng tôi liên tục phát triển các điểm Pickup để giúp bạn thuận lợi hơn trong việc gửi và nhận bưu kiện.

 

Danh sách điểm Pickup Đăng ký điểm DNH Pickup

DNH Chuyển phát theo yêu cầu. Bạn quyết định tất cả, chúng tôi sẽ giao hàng